Phong cách thi đấu Maurice Richard

Richard có biệt danh "Sao chổi" thuở mới vào nghề. Khi đồng đội Ray Getliffe nhận xét rằng Richard "lao vào như tên lửa" lúc tiếp cận khung thành đối phương, một nhà báo thể thao địa phương gọi anh là "Rocket" (Tên lửa); cả Baz O'Meara của Montreal Star và Dink Carroll của Montreal Gazette đều dùng cái tên này cho Richard.[30] Biệt danh này cho thấy tốc độ, sức mạnh và lòng quyết tâm trong lối chơi của Richard. Đồng đội và huấn luyện viên Toe Blake cho biết biệt danh này rất phù hợp vì "khi anh ấy cất cánh, không gì trên đường có thể cản anh ấy lại".[97] Thủ môn Jacques Plante tuyên bố đây là một trong những biệt danh thích hợp nhất dành cho một vận động viên, ghi nhận mãnh lực ác liệt thường ánh lên trong mắt Richard giống như the rocket's red glare (vết sáng chói đỏ của tên lửa) trong bài hát "The Star-Spangled Banner".[30] Glenn Hall đồng tình: "Điều tôi nhớ nhất về Rocket là đôi mắt anh. Khi bay về phía bạn với gậy giữ trái puck, mắt anh ấy sáng lên, nháy chớp và rực rỡ như máy chơi pinball. Thật kinh hoàng."[97]

Cúp Maurice "Rocket" Richard Trophy trao hàng năm cho cầu thủ ghi nhiều bàn nhất NHL

Đỉnh cao sự nghiệp của Richard là ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi những cầu thủ thiện chiến trở lại NHL và thể hiện phong cách "đấu sĩ" đặc trưng với lối chơi thô bạo, thể lực và thường có tính bạo lực.[98] Tính khí nóng nảy của Richard khá khét tiếng, thể hiện qua hành động từ đó dẫn đến cuộc bạo loạn Richard.[99]

Là tay săn bàn thuần túy, Richard không chơi cầu kỳ, cũng không nổi trội khi chuyền bóng.[8] Một trong những đồng đội nhận xét rằng "Maurice thậm chí sẽ không chuyền (đưa) muối cho bạn".[lower-alpha 3] Richard dẫn đầu NHL về số bàn thắng năm lần, nhưng chưa bao giờ ghi được nhiều điểm nhất.[97] Anh nổi tiếng với cú đánh từ vạch xanh với tỷ lệ ghi bàn tay trái hay tay phải thành thạo như nhau. Chiến công của Richard đã làm hồi sinh hình tượng cho đội Canadiens, vốn phải vật lộn để thu hút người hâm mộ vào thập niên 1930.[100] Ngoài 14 lần xuất hiện tên trong đội hình ngôi sao sau mùa giải (tám lần trong đội hàng đầu, sáu lần ở đội thứ hai), Richard đã chơi 13 trận Toàn Ngôi Sao NHL liên tiếp từ năm 1947 đến năm 1959.[30]

Richard vẫn là cầu thủ năng động khi bị Gordie Howe vượt kỷ lục về số điểm ghi được.[101] Howe vượt qua Richard với 544 bàn thắng vào năm 1963. Kỷ lục 50 bàn trong một mùa giải của Richard được giữ 20 năm cho đến khi Bobby Hull phá được vào năm 1965.[30] Năm 1999, Montréal trao lại Cúp Maurice Richard cho NHL để tặng thưởng thường niên cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu mùa giải.[102]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Maurice Richard http://www.biographi.ca/en/bio.php?id_nbr=7992 http://www.biographi.ca/en/bio/richard_maurice_22E... http://www.cbc.ca/player/play/1795950856 http://www.conacher-rosenfeld.ca/les_gagnants-winn... http://www.historymuseum.ca/cmc/exhibitions/hist/r... http://ourhistory.canadiens.com/greatest-moment/50... http://ourhistory.canadiens.com/greatest-moment/Ro... http://ourhistory.canadiens.com/player/Maurice-Ric... http://www.nhl.com/ice/page.htm?id=31167 http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p322524369